06/12/2022
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
STT
|
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
|
TRANG
|
1
|
Thủ tục Đăng ký, kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản ban đầu
|
2
|
2
|
Thủ tục khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai do dịch bệnh
|
3
|
3
|
Thủ tục khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai do thiên tai
|
5
|
4
|
Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
|
8
|
5
|
Trợ cấp tiền tuất, tai nạn (đối với trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên) cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
|
11
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1. Thủ tục Đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản ban đầu
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi và gửi bản đăng ký kê khai đến UBND cấp xã. Các hộ nuôi trồng thủy sản kê khai khi thực hiện nuôi trồng thủy sản và bản gửi đăng ký kê khai đến UBND cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận kê khai đối với các hộ chăn nuôi tập trung. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai, UBND xã xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
|
Cách thức thực hiện
|
- Trực tiếp;
- Qua dịch vụ BCCI;
- Qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
|
Hồ sơ
|
Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai.
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Mẫu số 6 PCTT.docx
|
Phí, lệ phí
|
Không có
|
Kết quả của việc thực hiện TTHC
|
UBND cấp xã xác nhận vào bản kê khai
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
Không có
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
NĐ 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017
|
2. Thủ tục hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai do dịch bệnh
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
|
Cách thức thực hiện
|
- Trực tiếp;
- Qua dịch vụ BCCI;
- Qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
|
Hồ sơ
|
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh theo mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
- Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã)
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ.
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Phụ lục I (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5).docx
Mẫu số 6 PCTT.docx
Phụ lục II (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6).docx
|
Phí, lệ phí
|
Không có
|
Kết quả của việc thực hiện TTHC
|
Văn bản trả lời hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. - Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). - Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. - Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
NĐ 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017
QĐ 3499/QĐ-BNN-PCTT ngày 11/9/2019
|
3. Thủ tục hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai do thiên tai
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã.
Bước 2: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra với sự tham gia, phối hợp của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã để kiểm tra, xác nhận thiệt hại; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 3: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 4: Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 5: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.
|
Cách thức thực hiện
|
- Trực tiếp;
- Qua dịch vụ BCCI;
- Qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
|
Hồ sơ
|
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu theo mẫu số 6 Phụ lục I Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
- Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
- Bảng tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6) phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (đối với cấp huyện, cấp xã)
|
Thời hạn giải quyết
|
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ.
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Phụ lục I (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5).docx
Mẫu số 6 PCTT.docx
Phụ lục II (Mẫu số 1, 2, 3, 4, 5, 6).docx
|
Phí, lệ phí
|
Không có
|
Kết quả của việc thực hiện TTHC
|
Văn bản trả lời hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. - Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). - Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. - Thời điểm xảy ra thiệt hại:Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
NĐ 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017
QĐ 3499/QĐ-BNN-PCTT ngày 11/9/2019
|
4. Thủ tục Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám chữa bệnh cho đối tượng được hưởng; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.
Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
|
Cách thức thực hiện
|
- Trực tiếp;
- Qua dịch vụ BCCI;
- Qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
|
Hồ sơ
|
Trường hợp hỗ trợ khám chữa bệnh
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân xã, thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.
Trường hợp trợ cấp tai nạn
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
Số lượng: 01 bộ.
|
Thời hạn giải quyết
|
20 ngày làm việc
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho đối tượng được hưởng.
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
Cá nhân.
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
- Đơn đề nghị thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
|
Phí, lệ phí
|
Không có
|
Kết quả của việc thực hiện TTHC
|
Quyết định hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho đối tượng được hưởng.
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, tai nạn, bị thương trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, bị thương do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 2, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều.
|
5. Trợ cấp tiền tuất, tai nạn (đối với trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên) cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
|
Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho người tham gia lực lượng xung kích.
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng được hưởng; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.
Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
|
Cách thức thực hiện
|
- Trực tiếp;
- Qua dịch vụ BCCI;
- Qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
|
Hồ sơ
|
Trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống tiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp huyện lập hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
Trường hợp trợ cấp tiền tuất:
- Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp gửi hồ sơ về UBND cấp xã, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp xã lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
- Trường hợp UBND cấp huyện lập hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh, thành phần hồ sơ gồm:
+ Tờ trình;
+ Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử;
+ Biên bản điều tra của cơ quan công an (trường hợp bị tai nạn giao thông).
Số lượng: 01 bộ.
|
Thời hạn giải quyết
|
24 ngày làm việc
|
Cơ quan thực hiện TTHC
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho đối tượng được trợ cấp;
- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Đối tượng thực hiện TTHC
|
Cá nhân.
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
|
Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, tiền tuất theo mẫu quy định tại phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
|
Phí, lệ phí
|
Không có
|
Kết quả của việc thực hiện TTHC
|
Quyết định trợ cấp tai nạn, tiền tuất cho đối tượng được trợ cấp.
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
|
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị tai nạn, bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền được trợ cấp theo khoản 3, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ;
- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị tai nạn, bị chết do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 3, Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
|
Căn cứ pháp lý của TTHC
|
- Điều 35, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều.
|
|